Lượt xem: 294

Sóc Trăng đã xuống giống hơn 79.000 ha diện tích lúa Đông Xuân (2023 - 2024)

Chiều ngày 14/11, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do đồng chí Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt làm Trưởng đoàn, về tình hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng và các giải pháp triển khai phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân (2023 - 2024) tại tỉnh Sóc Trăng.

 


Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thúy Liễu

 

    Tại buổi làm việc đồng chí Trần Vĩnh Nghi - Phó Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng thông tin đến Đoàn công tác về tình hình xuống giống vụ lúa Đông Xuân (2023 - 2024) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể, vụ lúa Đông Xuân toàn tỉnh đã xuống giống lúa hơn 79.000 ha/171.000 ha, đạt trên 46% kế hoạch, trong đó lúa giai đoạn mạ 21.192 ha, đẻ nhánh 43.014ha, trổ đòng 11.913ha, trổ chín 3.591 ha. Cơ cấu giống lúa chủ yếu gồm OM18, Đài Thơm 8, OM5451, nhóm ST. Vụ Mùa (2023 - 2024) đã xuống giống 10.368 ha/11.000 ha kế hoạch, tập trung ở huyện Mỹ Xuyên, thị xã Vĩnh Châu đã thu hoạch 1.242 ha. Các giống lúa chủ yếu là Tài Nguyên, Đài Thơm 8, nhóm ST… Riêng đối với việc thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, tại Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai, thì Sóc Trăng có nhiều thuận lợi, vì Sóc Trăng đã thực hiện Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững nên việc thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa, sẽ đạt nhiều hiệu quả.

    Theo đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong vụ lúa Đông Xuân (2023 - 2024), ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xây dựng lịch xuống giống sớm hơn 20 - 30 ngày so với vụ Đông Xuân (2022 - 2023); đồng thời, khuyến cáo nông dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ và phù hợp khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng. Các địa phương có diện tích sản xuất nằm trong vùng có khả năng bị hạn, xâm nhập mặn như: Trần Đề; Long Phú; Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng tập trung gieo sạ trong tháng 11 dương lịch. Đối với vụ Đông Xuân (2023 - 2024) muộn trường hợp diễn biến thời tiết, thủy văn cực đoan, có nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn cao khuyến cáo người dân không nên xuống giống. Đối với vùng dự án Long Phú - Tiếp Nhựt (huyện Trần Đề và 1 phần huyện Long Phú, giáp dự án Kế Sách) và các vùng sử dụng nước trời như: Huyện Mỹ Xuyên, thành phố Sóc Trăng cần tuyên truyền, vận động, khuyến cáo không xuống giống lúa trong vụ Đông Xuân muộn. Đối với vùng hở dự án Kế Sách (huyện Kế Sách và một phần huyện Châu Thành) và các vùng có diện tích canh tác vụ Đông Xuân muộn của huyện: Mỹ Tú, Thạnh Trị khuyến cáo nếu nguồn nước trên các kênh rạch nội đồng đủ khả năng phục vụ cho sản xuất, thì mới quyết định xuống giống.

    Thông qua báo cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị tốt các phương án ứng phó hạn, mặn cho vụ lúa Đông Xuân (2023 - 2024). Qua đó, yêu cầu thành viên đoàn công tác gửi cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng về dự báo nguồn nước, cho các tháng tiếp theo trong năm 2023, 2024; đồng thời, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, tình hình dịch hại trên lúa kịp thời ứng phó và phòng trị dịch hại trên lúa. Cùng với đó, nếu có kiến nghị thì bổ sung thêm vào phần báo cáo gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 51
  • Hôm nay: 7974
  • Trong tuần: 78,681
  • Tất cả: 11,802,001